Nguồn gốc và ứng dụng của than đá, không phải ai cũng biết. Than đá là một trong những nguồn nguyên liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguồn gốc hình thành của nó. Tìm hiểu ngay nguồn gốc của than đá trong bài viết.
Nguồn gốc của than đá và ứng dụng của than đá
Than đá được đánh giá là nguồn nguyên liệu quan trọng giúp các ngành công nghiệp hiện đại phát triển. Nhu cầu sử dụng than đá tại các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Bạn đang tìm hiểu thông tin về nguồn nguyên liệu quý này? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về nguồn gốc của than đá, đặc tính và những ứng dụng của nó.
Than đá là gì?
Than đá thực chất là một loại đá trầm tích. Nó thường có màu nâu đen hoặc đen, có thể đốt cháy. Than đá thường được tìm thấy trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc các lớp khoáng chất hay còn được gọi là mạch mỏ. Than đá có thể được khai thác từ các mỏ than lộ thiên hoặc hầm lò.
Nguồn gốc của than đá
Than đá được hình thành từ kỷ Cacbon cách đây khoảng 250 – 300 triệu năm. Thời kỳ này, ở những khu vực nhiệt đới, xích đạo phổ biến là các lớp trầm tích biển nông. Những lớp này đan xen với lớp tướng đầm hồ hay lớp tam giác châu chứa các vỉa than than.
Than đá có nguồn gốc từ dương xỉ và các loại động vật nguyên thủy khác. Những vết tích thực vật này bị bùn cát bao phủ, chôn vùi dưới những nhịp trầm tích. Đây chính là nguồn tạo than đá trong trầm tích Cacbon.
Những tầng chứa than đá của trầm tích hệ Cacbon rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như: Bắc Mĩ, Tây Âu, Nga, Trung Quốc,… Đây là những địa điểm mà những mỏ lớn lớn trên thế giới ra đời. Nó đánh dấu nhiều bước tiến quan trọng, ý nghĩa trong lịch sử của thế giới.
Nhờ đó, ngành công nghiệp cuối thế kỷ 19 phát triển mạnh mẽ, hưng thịnh. Than đá được đánh giá là một trong những nguyên liệu quan trọng góp phần cho sự phát triển này. Hiện nay, than đá cũng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện đại, mũi nhọn.
Ngày nay, than đá cũng được hình thành tương tự như vậy. Tại những đầm lầy than bùn, vết tích các cây bụi thấp mục rữa bị chôn vùi tạo thành than bùn. Than bùn khô khi đốt cho hiệu quả tương tự như than đá.
Đặc điểm, tính chất của than đá
Thành phần hóa học chủ yếu có trong than đá là Cacbon. Ngoài ra than đá còn chưa một số nguyên tố khác như: lưu huỳnh, oxi, hidro, nito,… Có nguồn gốc lịch sử hình thành mất một thời gian dài nên than đá có đặc điểm như một dạng nhiên liệu hóa thạch.
heo nghiên cứu không thể đưa ra một loại công thức tổng quát cho than đá chính xác 100%. Bởi nguồn nhiên liệu này có lẫn nhiều tạp chất liên kết với Cacbon theo mạch thẳng.
Tùy theo thời gian chôn vùi, tích tụ khác nhau mà chất lượng than đá khác nhau. Chất lượng than đá được đánh giá chủ yếu dựa trên hàm lượng Cacbon và giá trị nhiệt mang lại. Than đá được chia thành 4 loại cơ bản sau:
- Than Antraxit: 86 – 97% Cacbon có giá trị nhiệt cao nhất trong các loại than đá
- Than Bitum: 45 – 86% Cacbon
- Than á Bitum: 35 – 45% Cacbon
- Than nâu: 25 – 35% Cacbon nên có giá trị nhiệt thấp nhất
Tính hấp thụ các chất độc là tính nổi bật nhất của than đá. Vì vậy mà trên thị trường có sản phẩm than hấp thụ hay than hoạt tính. Than đá có khả năng giữ trên bề mặt các chất hơi, chất khí hay chất tan trong dung dịch.
Ứng dụng của than đá
Đi cùng lịch sử phát triển của nhân loại than đá được xem như một nguồn năng lượng, một nguồn nguyên liệu quan trọng. Nó cung cấp giá trị nhiệt, các sản phẩm nhận được phục vụ cuộc sống con người và mục đích công nghiệp. Những công dụng của than đá mang lại là không thể phủ nhận:
(Cảng chế biến than cục 3 Hùng Mạnh)
Sản xuất điện
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt cũng như các ngành khác, than đá dùng để sản xuất điện chiếm tỷ trọng lớn nhất. Than đá được nghiền thành dạng bột đốt trong lò hơi.
Dưới tác dụng nhiệt độ, nước trong lò hơi chuyển thành dạng hơi. Hơi nước tác dụng lực làm tuabin quay và kích hoạt máy phát điện tạo thành dòng điện. Nguồn năng lượng điện từ than đá trên thế giới hiện nay chiếm tỷ lệ khá lớn.
Ngành luyện kim
Than đá qua lò luyện cốc được biến đổi thành than cốc. Đây là loại than được sử dụng làm nguyên liệu trong ngành luyện kim. Hiện nay, có tới 70% thép trên thế giới được tạo ra từ than cốc. Ngoài ra, than cốc còn được sử dụng để sản xuất gang, sắt,…
Ngành công nghệ hóa khí
Trong quá trình sản xuất điện, khí tổng hợp CO và H2 một phần chuyển đổi thành nhiên liệu: dầu diesel, xăng, methanol. Đây là những nguyên liệu quan trọng, có ý nghĩa với ngành vận chuyển.
Ngành xây dựng
Than đá sau khi đốt thu được tro bay là nguyên liệu quan trọng để sản xuất xi măng. Hy vọng, với bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc của than đá, đặc tính và những ứng dụng của nó. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị chuyên cung cấp than đá uy tín trên thị trường thì. không thể bỏ qua Than Hùng Mạnh. Mọi thông tin chi tiết xin quý khách liên hệ tới Hotline 0906.725.999 để được tư vấn cụ thể.